Hỗ trợ trực tuyến

Tin mới nhất

[Hướng dẫn] 2 Cách Tạo Child Theme WordPress Nhanh Nhất 2021

5/5 - (1 bình chọn)

WordPress hiện nay có rất nhiều thuật ngữ quan trọng mà bạn không thể tránh khỏi khi sử dụng. Đặc biệt những bạn có đam mê về WordPress (WP) thì cần tìm hiểu kỹ hơn trước khi bước vào con đường chông gai phía trước.

Một trong số những thuật ngữ mà chúng ta hay sử dụng đó chính là Child Theme WordPress. Vậy Child Theme là gì? Vai trò ra sao và làm sao để tạo ra nó?

Child Theme là gì?

Child theme là 1 theme con kế thừa, phát huy những đặc điểm, tính năng mà theme mẹ (parent theme) đã có trước đó.

Với child theme, khi bạn tùy biến lại giao diện thì vào phần child theme để chỉnh sửa. Mỗi khi parent theme được cập nhật thì các chức năng, giao diện website của bạn không bị mất đi.

Trong quá trình phát triển giao diện website, blog của bạn thì với bất kỳ theme WP nào cũng có thể dễ dàng tạo ra 1 child theme riêng được.

Lợi ích khi sử dụng Child Theme?

Đối với nhiều bạn thích khám phá và thích tùy biến lại website, blog nhưng thường tác động vào Parent Theme. Đặc biệt, có nhiều bạn thường chỉnh CSS sao cho theo phong cách mà bạn mong muốn.

Tuy nhiên, mỗi khi theme update lên phiên bản mới sẽ mất hết các tùy biến của bạn trước đó. Điều này dẫn đến website của bạn sẽ trở về mặc định như lúc ban đầu. Mọi công sức tùy biến theme, CSS coi như đổ sông đổ biển.

Do vậy, child theme là liệu pháp an toàn được nhiều người sử dụng nhất khi muốn thiết kế lại trang web của mình. Mọi tùy biến CSS, code đều thực hiện trên child theme.

Khi child theme được tạo cho website, blog thì mọi quá trình update của parent theme đều không ảnh hưởng đến website cũng như những gì bạn đã tùy biến thiết kế.

Cách tạo Child theme wordpress như thế nào?

Có 2 cách tạo child theme phổ biến được dùng nhiều nhất hiện nay:

Cách 1: Tạo Child Theme thủ công

Đầu tiên, bạn tạo thư mục child theme cho riêng mình. Bạn nên đặt tên cho theme con giống với theme mẹ + child ở phía sau (Ví dụ Flatsome-Child) cho dễ nhớ và chuyên nghiệp.

Child theme và theme mẹ cùng cấp với nhau và nằm trong mục wp-content/theme nhé.

Một Child Theme bất kỳ đề có 2 tệp tin không thể thiếu đó là “style.css” và “functions.php“. Chính vì thế, khi tạo thư mục theme con thì trong đó bạn cần tạo 2 tệp tin này cho nó trước tiên nhé.

Tao-Child-Themes-Wordpress
Tao-child-themes-wordpress

Trong file style.css sẽ có nội dung như sau, bạn chép đoạn này vào trong file css nhé:

/*
Theme Name: Flatsome Child Theme
Theme URI: https: //flatsomea-z.com
Description: Day la child theme cua Flatsome
Author: Eddy Le
Author URI: //flatsomea-z.com
Template: Flatsome
Version: 1.0
*//* Có thể tùy biến css vào bên dưới dòng này
-------------------------------------------------------------- */

Bạn có thể đổi các thông tin thành của bạn, nhưng lưu ý ở phần Template, ở đó là bạn ghi tên thư mục của theme mẹ để nó hiểu đâu là mẹ của nó, như trong ảnh thì là mình có thư mục Flatsome là theme mẹ.

Kế tiếp, bạn chèn thêm đoạn này vào ngay bên dưới */

@import url("../flatsome/style.css");

Bạn thay flatsome thành tên thư mục theme mẹ, mục đích là để nó sử dụng các CSS từ theme mẹ, cũng như có thể tiến hành ghi đè CSS mà bạn tùy chỉnh lên CSS có sẵn.

Như vậy bây giờ mình có file style.css ở thư mục theme con như sau:

/*
Theme Name: Flatsome Child Theme
Theme URI: http: //flatsomea-z.com
Description: Day la child theme cua Flatsome
Author: Eddy Le
Author URI: //flatsomea-z.com
Template: Flatsome
Version: 0.1
*/@import url("../flatsome/style.css");

Việc còn lại là chỉ việc vào Appearance -> Themes và kích hoạt child theme lên mà thôi.

Quy tắc sử dụng Child Theme cần nên nhớ

  • Không được xóa thư mục theme mẹ.
  • Muốn tùy biến file .php nào, hãy copy nó từ thư mục theme mẹ sang child theme và sửa ở child theme.
  • Khi viết CSS, luôn viết dưới dòng @import ở child theme.
  • Trường hợp bạn cần tuỳ biến các file PHP mà không thuộc template của theme thì hãy require nó vào file functions.php như bên theme mẹ đã làm. Bạn xem file functions.php của theme mẹ để xem nó require bằng cách nào rồi làm y vậy.

Cách 2: Tạo Child Theme bằng Plugin

Ngoài việc tạo child theme thủ công như vậy thì việc bạn muốn làm nhanh hơn có thể sử dụng plugins hỗ trợ.

Một trong những plugin hỗ trợ tạo child theme mạnh mẽ nhất hiện nay đó là Child Theme Configurator. Hãy tải và cấu hình để có được 1 theme con chuyên nghiệp nhất nhé.

Plugins-Child-Theme-Configurator.jpg-768X361
Plugins-child-theme-configurator.jpg-768×361

Plugins Child Theme Configurator:

  • Tại mục Tool, bạn chọn Child Theme (đây chính là phần tạo child cho theme của bạn).
  • Chọn theme gốc (theme mẹ) mà bạn cần tạo child cho nó.
  • Chọn Analyze để bắt đầu phân tích theme.
  • Sau khi phân tích xong, hệ thống sẽ đưa ra cho bạn danh sách các tùy chọn. Bạn có thể giữ nguyên và chọn Create New
  • Child Theme để bắt đầu tạo child cho theme.

 

Tao-Child-Themes-Bang-Plugins-1030X521.Jpg-1024X518
Tao-child-themes-bang-plugins-1030×521.jpg-1024×518

Khá nhanh chóng, chỉ mất tầm khoảng 3-5 phút là bạn có ngay cho mình 1 child theme để chỉnh sửa và tùy biến được rồi.

Hy vọng chia sẻ ngắn này có thể giúp bạn rõ hơn về Child Theme và áp dụng nó cho riêng mình để tùy biến theme, tránh việc bị mất bản tùy biến khi nâng cấp theme.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *